NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM MÃ NGÀNH: 5540108

  1. 1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Chế biến và bảo quản thực phẩm trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc tiếp nhận và bảo quản nguyên vật liệu, sơ chế nguyên liệu, phối trộn nguyên liệu thực phẩm, định hình nguyên liệu thực phẩm để sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm, sử dụng các quy trình công nghệ và thiết bị chuyên dụng để chế biến các nguyên liệu có nguồn gốc từ sản phẩm nông nghiệp để chế biến thành các sản phẩm thực phẩm đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Các công việc của nghề được thực hiện tại các cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu thực phẩm với điều kiện môi trường không ổn định về nhiệt độ, độ ẩm, tiếp xúc với thiết bị, máy và hóa chất nên cần đảm bảo an toàn lao động, an toàn thực phẩm.

Các trang thiết bị, dụng cụ chính và cơ sở vật chất phục vụ cho nghề gồm: thiết bị đồng hóa, thiết bị định hình, thiết bị cô đặc, thiết bị sấy, các loại máy sàng, máy trộn, máy li tâm, máy cán, máy cắt, thiết bị chiên…

Để làm việc, người lao động phải có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức xã hội, chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc; phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng cập nhật công nghệ, rèn luyện tính cẩn thận, trung thực và xây dựng ý thức trách nhiệm cộng đồng và đam mê nghề.

  1. Kiến thức

– Trình bày được các tính chất và chức năng của thực phẩm, sự biến đổi sinh hóa của thực phẩm, enzym trong chế biến và bảo quản thực phẩm; về các nguyên lý của quá trình chế biến, quá trình cơ bản trong chế biến và bảo quản thực phẩm;

– Trình bày được mối quan hệ giữa lương thực, thực phẩm và sức khỏe, dinh dưỡng cân đối, thực phẩm và nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng khác nhau;

– Trình bày được kỹ thuật sản xuất gạo, kỹ thuật sản xuất tinh bột, kỹ thuật sản xuất bánh mì, kỹ thuật sản xuất mì sợi.

– Trình bày được kỹ thuật làm lạnh thực phẩm, quy trình công nghệ sản xuất đồ hộp từ lúc tiếp nhận nguyên liệu đến khi ra thành phẩm, quy trình công nghệ sản xuất một số sản phẩm đồ hộp truyền thống;

– Trình bày được nguyên liệu trong quá trình lên men rượu, bia. Công nghệ chế biến các loại rượu, bia và nước giải khát, …

– Mô tả được các phương pháp phân loại và bảo quản sản phẩm thực phẩm.

– Trình bày được các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong chế biến;

– Giải thích được vai trò của an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

  1. Kỹ năng

– Lựa chọn được các nguyên liệu cơ bản sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm và bảo quản nguyên liệu theo đúng yêu cầu;

– Kiểm tra và đánh giá được chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

– Kiểm tra được các thông số kỹ thuật và vận hành an toàn các hệ thống thiết bị trong dây chuyền chế biến;

– Thực hiện được các thao tác trong từng công đoạn của quy trình chế biến;

– Thực hiện được các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất;

– Tổ chức thực hiện được việc kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ tại khu vực sản xuất;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

  1. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;

– Đánh giá hoạt động của cá nhân và một phần kết quả thực hiện của nhóm;

– Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản thiết bị, dụng cụ trong dây chuyền sản xuất;

– Tự giác học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;

– Tuân thủ các nội quy, quy định của nhà máy, quy định về an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Tiếp nhận và bảo quản nguyên, vật liệu;

– Sơ chế nguyên liệu;

– Phối trộn nguyên liệu thực phẩm;

– Định hình nguyên liệu thực phẩm;

– Lắng, lọc, ly tâm;

– Đồng hóa nguyên liệu thực phẩm;

– Xử lý thực phẩm ở nhiệt độ thấp;

– Xử lý thực phẩm ở nhiệt độ cao;

– Thanh trùng và tiệt trùng thực phẩm;

– Làm lạnh và đông lạnh;

– Đóng gói;

– Tiếp nhận và bảo quản sản phẩm;

– Vệ sinh nhà xưởng trong quá trình chế biến;

– Kiểm tra chất lượng.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản thực phẩm trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

STT Tên môn học Số TC
I Các môn học chung 13
I.1 Môn học bắt buộc 11
1 Tiếng Anh 3
2 Tin học 2
3 Giáo dục Chính trị 2
4 Pháp luật 1
5 Giáo dục Quốc phòng và An ninh 2
6 Giáo dục thể chất 1
I.2 Môn học bổ trợ tự chọn (chọn 1 trong 2) 2
7a Kỹ năng giao tiếp 2
7b Khởi tạo doanh nghiệp 2
II Các môn học chuyên môn 34
II.1 Môn học cơ sở 13
II.1.1 Môn học bắt buộc 11
8 Hoá học phân tích 2
9 Hoá sinh 2
10 Vi sinh vật thực phẩm 3
11 Kiểm nghiệm 2
12 Máy chế biến 2
II.1.2 Môn học tự chọn (chọn 1 trong 2) 2
13a Quản trị sản xuất 2
13b An toàn vệ sinh thực phầm 2
II.2 Môn học chuyên môn 15
II.2.1 Môn học bắt buộc 13
14 Công nghệ chế biến 3
15 Chế biến đồ hộp 3
16 Chế biến lương thực 2
17 Chế biến thuỷ sản 3
18 Kỹ thuật bao bì thực phẩm 2
II.2.2 Môn học tự chọn (chọn 1 trong 2) 2
19a Quản lý chất lượng thực phẩm 2
19b Thực hành chuyên ngành công nghệ thực phẩm 2
II.3 Môn học nâng cao 6
20 Thí nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm 2
21 Thực tập doanh nghiệp 4
Tổng 47

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *